LIÊN ĐOÀN GIUSE NGUYỄN DUY KHANG
X
LỜI NGỎ
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) Giáo phận Thái Bình được chính thức thành lập năm 1937, ngay sau khi Giáo phận được thành lập chỉ tròn một năm (năm 1936). Nhờ ơn Chúa Giê-su Thánh Thể, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo ân cần của các vị chủ chăn, sự cộng tác nhiệt tình của các thành phần dân Chúa trong giáo phận, Phong trào TNTT đã để lại biết bao dấu ấn tốt đẹp trong lòng những người trẻ quê lúa Thái Bình.
Mặc dù được thành lập từ rất sớm, tuy nhiên, do biết bao biến cố thăng trầm của thời cuộc, đặc biệt là sau biến cố 1954, cùng với hầu hết các giáo phận khác tại miền Bắc, các hoạt động của Phong trào TNTT trong Liên Đoàn bị tạm dừng; các hình thức sinh hoạt khác bị giản lược và hầu như không còn hoạt động. Phải tới năm 2013, Liên Đoàn mới được tái lập trở lại với tên gọi “Liên Đoàn TNTT Giuse Nguyễn Duy Khang – Giáo phận Thái Bình”, trực thuộc Tổng Liên Đoàn TNTT Việt Nam.
Kể từ đó cho đến nay, mọi hoạt động của Liên Đoàn căn bản dựa theo Nội Quy và Quy Chế Huấn luyện của Tông Liên Đoàn TNTT. Tuy nhiên, dựa theo tình hình thực tế, cùng sự hướng dẫn của Bề trên Giáo phận, Liên Đoàn đưa ra một vài điểm áp dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của Giáo phận.
Chỉ Nam TNTT Giáo phận Thái Bình được chia thành 8 Chương, bao gồm cả Chương mở đầu, cụ thể như sau:
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
NGUỒN GỐC – DANH XƯNG CỦA TNTT VIỆT NAM
Năm 1870 do lời xin của cha Henri Ramière, Đức Giáo Hoàng Piô IX chúc lành cho các người trẻ thuộc “Đạo quân của Đức Giáo Hoàng” nhằm hỗ trợ Tòa Thánh trong việc truyền giáo bằng sự rước lễ, dâng ngày, hy sinh để cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, tổ chức này được gọi là Nghĩa Binh (Crusaders) và trực thuộc Hội Tông Đồ Cầu Nguyện. Năm 2016 hội này được Đức giáo hoàng Phanxico canh tân và đổi tên thành Mạng lưới cầu nguyện và Thiếu Nhi Thánh Thể toàn cầu.
Năm 1910, qua sắc lệnh Quam Singulari, Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X cho phép và cổ võ việc cho các thiếu nhi được rước lễ sớm (7 tuổi).
Năm 1917, trước tình trạng tục hóa trong các trường học của nước Pháp, cha Bessière, dòng Tên, đã thành lập Nghĩa Binh Thánh Thể để bảo vệ tâm hồn các thiếu nhi.
Nhìn thấy kết quả giáo dục của Nghĩa Binh Thánh Thể tại Pháp, hai Linh mục thuộc Tu hội Xuân Bích đã thành lập Đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam đầu tiên tại Hà Nội năm 1929, tại Huế và Sàigòn năm 1931.
Hưởng luồng gió canh tân của Công Đồng Vaticano II, năm 1965 Hội Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi tên thành PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ, với ý thức: không chỉ hướng dẫn các thiếu nhi siêng năng cầu nguyện mà còn nhằm giáo dục đức tin và hướng dẫn các em làm tông đồ, giúp các em sống đạo qua các sinh hoạt vui tươi lành mạnh.
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam đã được Giáo quyền phê chuẩn bằng văn thư số 16/74/GMĐT/ TĐGD, ngày 22.8.1974 và năm 2016 được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tái xác nhận trong Hội Nghị Thường Niên kỳ I họp từ ngày 04 đến 07/4/2016, đồng thời trao cho Đức cha đặc trách ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi chịu trách nhiệm chăm sóc.
CHƯƠNG I
BẢN CHẤT – MỤC ĐÍCH – TÔN CHỈ
Điều 1: Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam là đoàn thể Tông đồ Giáo dân (Công giáo Tiến hành) nhằm mục đích:
+ Đào luyện thanh thiếu nhi về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên để các em trưởng thành hơn về nhân cách và đời sống Kitô hữu, nên tông đồ nhiệt thành.
+ Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thiếu nhi thông truyền Tin Mừng và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng.
Điều 2: Chúa Giêsu Thánh Thể, Trung tâm và nguồn động lực cho đời sống đức tin, là nguồn sống và là lý tưởng của Thiếu Nhi Thánh Thể. Người luôn hiện diện và hoạt động trong đời sống chúng ta.
Điều 3: Lời Chúa trong Thánh Kinh là nền tảng và là chất liệu đặc biệt được dùng để giáo dục, thánh hoá và hướng dẫn đời sống người trẻ cũng như trong các hoạt động tông đồ, xã hội.
Điều 4: Tôn chỉ của Thiếu Nhi Thánh Thể là sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong sự cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm tông đồ, nhất là làm tông đồ cho giới trẻ như Công Đồng Vaticanô II trong sắc lệnh Tông đồ Giáo dân số 12 dạy: “Người trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ”.
Điều 5: Thiếu Nhi Thánh Thể hướng dẫn các em sống tình con thảo, yêu mến, tôn sùng Đức Maria và các thánh, cách riêng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, theo gương các ngài đón nhận Chúa và đem Chúa vào đời như các ngài đã thực hiện cách tuyệt hảo.
Điều 6: Thiếu Nhi Thánh Thể đào tạo cho người trẻ tinh thần Giáo hội bằng cách yêu mến Chúa Giêsu, Đầu Nhiệm Thể và cũng là Thủ lãnh của Phong trào, qua việc vâng phục Đức Thánh Cha, vị đại diện Chúa Kitô, và thực hiện ý cầu nguyện hàng tháng của ngài.
Điều 7: Lãnh trách nhiệm Kitô hoá giới trẻ, Thiếu Nhi Thánh Thể tạo cho các em một bầu khí mới, lành mạnh, phấn khởi, thích nghi, cởi mở, để hướng dẫn các em sống đạo cách ý thức, tích cực, tự nguyện, đồng thời giúp các em có tinh thần dấn thân để hãnh diện giới thiệu Chúa với các bạn.
Điều 8: Để chu toàn nhiệm vụ giáo dục và thánh hoá người trẻ, Thiếu Nhi Thánh Thể cần sự cộng tác của quí cha, quí tu sĩ , quí phụ huynh, các đoàn thể, học đường và những tổ chức liên hệ với môi trường sống của Thiếu nhi.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Điều 9: Để giáo dục toàn diện cho các em, Thiếu Nhi Thánh Thể sử dụng phương pháp tự nhiên và siêu nhiên thích hợp theo từng lứa tuổi: dùng Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể để Kitô hóa và thánh hóa tuổi trẻ, giúp các em vui mà học, học mà vui, nên người và nên thánh.
Điều 10: NGÀY THÁNH THỂ
Các em sống mầu nhiệm tận hiến của Chúa Giêsu Thánh Thể trong mọi chi tiết của đời sống, để mỗi ngày sống trở thành “Ngày Thánh Thể”.
Những việc lành truyền thống của Thiếu Nhi Thánh Thể là dâng ngày, dâng lễ, rước lễ, đọc Lời Chúa, lần chuỗi, viếng Chúa, hy sinh, làm việc bác ái và tông đồ.
Điều 11: HOA THIÊNG
Thực hiện Hoa thiêng là lối giáo dục đặc biệt của Thiếu Nhi Thánh Thể, là cách kiểm điểm đời sống thiêng liêng mà các em phải thực hiện hàng ngày cách chân thành và bền tâm.
Điều 12: KHUNG CẢNH THÁNH KINH VÀ BẦU KHÍ THÁNH KINH
Để Thiếu nhi được nuôi dưỡng bởi bầu khí đạo đức và thánh thiêng, Thiếu nhi Thánh Thể cần đưa các em vào Khung cảnh và Bầu khí Thánh Kinh. Vì thế Thiếu Nhi Thánh Thể ưu tiên sử dụng các trò chơi, bài hát, băng reo,… có nội dung Thánh Kinh và Giáo lý, nhằm giúp thiếu nhi thấm nhuần và thực hành Lời Chúa.
Điều 13: HỌP ĐOÀN SINH
Hội họp là sinh hoạt quan trọng của Thiếu Nhi Thánh Thể. Chính qua hội họp mà các em được đào luyện. Có hai hình thức chính là họp đội và họp chi đoàn. Nội dung họp và học hỏi sẽ căn cứ theo Chương trình Thăng tiến của các ngành, các cấp.
Điều 14: HỘI HỌP
+ Hội đồng Huynh trưởng Xứ đoàn họp mỗi tháng một lần để kiểm điểm tình hình sinh hoạt và đặt chương trình cho tháng sắp đến.
+ Ban điều hành Hiệp đoàn họp 3 tháng một lần để kiểm điểm và lên kế hoạch cho các sinh hoạt chung của Hiệp đoàn, đồng thời nhận và tổng kết báo cáo sinh hoạt của các Xứ đoàn.
+ Ban điều hành Liên đoàn họp mỗi năm một hay nhiều lần do cha Tuyên úy Liên đoàn triệu tập.
+ Ban điều hành Miền họp mỗi năm một vài lần do cha Tuyên úy Miền triệu tập.
+ Ban điều hành Tổng Liên đoàn mỗi năm họp ít là 1 lần do cha Tổng Tuyên úy triệu tập.
Điều 15: VÀO SA MẠC
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã dẫn dân Do Thái vào sa mạc 40 năm để huấn luyện họ. Theo đường lối sư phạm này, Thiếu Nhi Thánh Thể cũng áp dụng “Vào sa mạc” như một phương thế huấn luyện thành viên các cấp của mình.
Điều 16: CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN
Để giúp thiếu nhi thăng tiến liên tục và hữu hiệu, Thiếu Nhi Thánh Thể hướng dẫn bài học lý thuyết và thực hành gọi là “Chương trình thăng tiến Thiếu nhi Thánh Thể” gồm: Giáo lý theo Chương trình Giáo lý Giáo phận, nhân bản, phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và kỹ năng chuyên môn.
Điều 17: CHIẾN DỊCH VÀ THI ĐUA
Để đưa lý tưởng vào đời sống thực tế, Thiếu Nhi Thánh Thể thường tổ chức:
+ Sinh hoạt thiêng liêng thích ứng với mỗi mùa trong năm Phụng vụ để giúp các em sống kết hiệp sâu xa với mầu nhiệm được cử hành.
+ Công việc tông đồ và bác ái xã hội xứng hợp cho người trẻ.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 18: Để đạt mục đích giáo dục cách hiệu quả, Thiếu Nhi Thánh Thể cần phải thống nhất về tổ chức trên bình diện quốc gia và liên kết quốc tế.
Điều 19: Thiếu Nhi Thánh Thể được chia làm 5 ngành theo lứa tuổi:
a) Ngành Chiên con từ 4 đến 6 tuổi để tập cho trẻ làm quen với nhà thờ, với sinh hoạt cộng đoàn và các việc đạo đức.
c) Ngành Thiếu nhi từ 10 đến 12 tuổi.
d) Ngành Nghĩa sĩ từ 13 đến 15 tuổi.
e) Ngành Hiệp sĩ từ 16 đến 18 tuổi.
Điều 20: Thiếu nhi các ngành đều có 3 cấp liên tiếp: cấp I, cấp II và cấp III. Mỗi năm được trắc nghiệm khả năng, tiến qua một cấp và được mang cấp hiệu mới trong một nghi thức thăng tiến do các trưởng liên hệ thực hiện.
Điều 21: Khẩu hiệu của Thiếu Nhi Thánh Thể được qui định như sau:
a) Chiên con: Hiền lành
b) Ấu nhi: Ngoan
c) Thiếu nhi: Hy sinh
d) Nghĩa sĩ: Chinh phục
e) Hiệp sĩ: Dấn thân
g) Trợ tá: Phục vụ
h) Trợ úy: Nhiệt Thành
Khẩu hiệu chung của Thiếu Nhi Thánh Thể là Hy sinh.
Điều 22: Thiếu Nhi Thánh Thể được tổ chức theo hệ thống hàng đội với đơn vị căn bản là Đội gồm:
- Từ 7 đến 10 em cho các ngành Chiên con, Ấu nhi và Thiếu nhi.
- Từ 5 đến 8 em cho các ngành Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ.
Mỗi đội được dẫn dắt bởi 1 đội trưởng và 1 đội phó.
Điều 23: Từ 3 đến 5 đội cùng ngành và cùng phái tính hợp thành Chi đoàn.
Do đó mỗi Xứ Đoàn có:
- Một hay nhiều Chi đoàn Chiên con.
- Một hay nhiều Chi đoàn Ấu nhi nam.
- Một hay nhiều Chi đoàn Ấu nhi nữ.
- Một hay nhiều Chi đoàn Thiếu nhi nam.
- Một hay nhiều Chi đoàn Thiếu nhi nữ.
- Một hay nhiều Chi đoàn Nghĩa sĩ nam.
- Một hay nhiều Chi đoàn Nghĩa sĩ nữ.
- Một hay nhiều Chi đoàn Hiệp sĩ nam.
- Một hay nhiều Chi đoàn Hiệp sĩ nữ.
Chi đoàn trưởng chịu trách nhiệm điều khiển và huấn luyện chi đoàn theo đúng Nội quy, Nghi thức, các mệnh lệnh cấp trên và các tài liệu chính thức của Thiếu Nhi Thánh Thể. Các Huynh trưởng phụ tá có nhiệm vụ trợ giúp Chi đoàn trưởng và thay thế khi Chi đoàn trưởng vắng mặt.
Điều 24: Chi đoàn trưởng phải hội đủ các điều kiện:
+ 18 tuổi cho ngành Chiên con, Ấu nhi và Thiếu nhi; 20 tuổi cho ngành Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ.
+ Có chứng chỉ khả năng cấp I trở lên,
+ Đã tập sự ít nhất 6 tháng.
+ Được Tuyên úy Xứ đoàn bổ nhiệm.
Điều 25: Các Chi đoàn nam và nữ cùng ngành hợp thành Phân đoàn. Do đó có:
- Các Phân đoàn Chiên con thuộc ngành Chiên con.
- Các Phân đoàn Ấu nhi thuộc ngành Ấu nhi.
- Các Phân đoàn Thiếu nhi thuộc ngành Thiếu nhi.
- Các Phân đoàn Nghĩa sĩ thuộc ngành Nghĩa sĩ.
- Các Phân đoàn Hiệp sĩ thuộc ngành Hiệp sĩ.
Phân đoàn trưởng điều khiển công việc của Phân đoàn. Các Phân đoàn phó có nhiệm vụ trợ giúp và thay thế khi Phân đoàn trưởng vắng mặt.
Điều 26: Ngành trưởng chịu trách nhiệm điều hành và huấn luyện các Phân đoàn trong ngành. Các Ngành phó có nhiệm vụ trợ giúp và thay thế khi Ngành trưởng vắng mặt.
Điều 27: Các Ngành trong Giáo xứ, Giáo họ hợp thành Xứ đoàn, do cha Tuyên úy dẫn dắt, với sự cộng tác của Ban Điều hành Xứ đoàn. Thành phần ban này gồm:
+ Ban Thường vụ:
- Xứ đoàn trưởng.
- Một Phó đặc trách quản trị
- Một Phó đặc trách huấn luyện
- Một Thư ký
- Một Thủ quỹ
+ Các Thành viên:
- Các trưởng ngành
- Các Ủy viên
Đoàn trưởng và đoàn phó do Hội đồng Huynh trưởng Xứ đoàn bầu lên.
Thư ký, thủ quỹ, các ngành trưởng và các ủy viên do xứ đoàn trưởng và hai phó đề cử.
Các huynh trưởng trong Ban Điều hành Xứ đoàn phải được cha Tuyên úy chấp thuận.
Nhiệm kỳ của Ban điều hành xứ đoàn là 2 năm và được tái cử.
Điều 28: Các huynh trưởng trong ban Điều hành Xứ đoàn cần:
+ Có chứng chỉ Huynh trưởng cấp II trở lên.
+ Đã phục vụ trong Xứ đoàn ít nhất 1 năm với tư cách Huynh trưởng.
+ Được cha Tuyên úy Xứ đoàn chứng nhận tư cách, đạo đức và khả năng xứng hợp.
+ Ban Thường vụ Xứ đoàn được cha Tuyên úy Liên đoàn bổ nhiệm.
Điều 29: Ban Điều hành Xứ đoàn trực tiếp cộng tác với cha Tuyên úy về tinh thần, tổ chức và sinh hoạt của Xứ đoàn. Trách nhiệm được xác định như sau:
- Báo cáo hành chánh về Xứ đoàn đối với cấp trên.
- Phối hợp hoạt động các ngành trong Xứ đoàn.
- Đại diện Xứ đoàn đối ngoại.
- Đào tạo Trợ tá, Dự trưởng, Tông đồ đội trưởng và bồi dưỡng các Huynh trưởng trong Xứ đoàn.
Điều 30: Các Xứ đoàn trong một Giáo hạt hay một vùng hợp thành Hiệp đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, được cha Tuyên úy và Ban tuyên úy Hiệp đoàn hướng dẫn. Cộng tác với các ngài có Ban điều hành Hiệp đoàn.
a) Ban Tuyên úy Hiệp đoàn gồm có:
- Trưởng ban: Cha Tuyên úy hiệp đoàn do Đức giám mục Giáo phận chuẩn nhận.
- Thành viên: Các cha Tuyên úy Xứ đoàn.
b) Ban Điều hành Hiệp đoàn gồm có:
+ Ban Thường vụ:
- Hiệp đoàn trưởng.
- Một Phó đặc trách Quản trị.
- Một Phó đặc trách huấn luyện.
- Một thư ký.
- Một thủ quỹ.
+ Các Thánh Viên:
- Các ủy viên.
- Các xứ đoàn trưởng.
Hiệp đoàn trưởng và hai phó do Ban Thường vụ các Xứ đoàn bầu lên.
Thư ký, Thủ quỹ và các Ủy viên do Hiệp đoàn trưởng và hai Phó đề cử.
Các chức vụ trên phải được cha Tuyên úy hiệp đoàn chấp thuận.
Nhiệm kỳ Ban Điều hành trùng với nhiệm kỳ của HĐMV giáo xứ và được tái cử.
Điều 31: Huynh trưởng Ban Điều hành Hiệp đoàn cần:
+ Có chứng chỉ huynh trưởng cấp III.
+ Được cha Tuyên úy Hiệp đoàn giới thiệu.
+ Ban Thường vụ được cha Tuyên úy Liên đoàn bổ nhiệm.
Điều 32: Với sự cộng tác của Ban Tuyên úy và Ban điều hành, cha Tuyên úy Hiệp đoàn phối hợp hoạt động các Xứ đoàn trực thuộc, tổ chức các khoá huấn luyện căn bản cho Huynh trưởng cấp I với sự ủy nhiệm của Liên đoàn, các cuộc họp bạn liên xứ, thăm viếng và đôn đốc giúp các Xứ đoàn thăng tiến.
Điều 33: Các Hiệp đoàn trong một Giáo phận hợp thành Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, được cha Tuyên úy và Ban Tuyên úy Liên đoàn hướng dẫn. Cộng tác với các ngài có Ban điều hành Liên đoàn.
a) Ban Tuyên úy Liên đoàn gồm có:
- Trưởng ban: cha Tuyên úy Liên đoàn do Đức Giám mục Giáo phận bổ nhiệm.
- Thành viên: Các cha đặc trách các ngành và các cha Tuyên úy Hiệp đoàn
b) Ban điều hành Liên đoàn gồm có:
+ Ban Thường vụ:
- Liên đoàn trưởng
- Liên đoàn phó đặc trách quản trị
- Liên đoàn phó đặc trách Nghiên huấn
- Thư ký
- Thủ quỹ
+ Các thành viên
- Các Hiệp đoàn trưởng
- Các ủy viên
Liên đoàn trưởng và 2 phó do các Ban Thường vụ Hiệp đoàn bầu lên.
Thư ký, Thủ quỹ và các ủy viên do Liên đoàn trưởng và hai phó đề cử.
Các chức vụ trên được Cha Tuyên úy Hiệp đoàn hoặc Ban Huấn luyện Liên đoàn đề cử và được cha Tuyên úy Liên đoàn chấp thuận.
Nhiệm kỳ Ban Điều hành trùng với nhiệm kỳ của HĐMV giáo xứ và được tái cử.
Điều 34: Huynh trưởng Ban Điều hành Liên đoàn cần:
+ Là thành viên trong Ban Điều hành Xứ đoàn hoặc Hiệp đoàn.
+ Có chứng chỉ khả năng Huynh trưởng cấp III.
+ Được cha Tuyên úy Hiệp đoàn hoặc Ban huấn luyện Liên đoàn đề cử.
+ Được cha Tuyên úy Liên đoàn bổ nhiệm.
Điều 35: Với sự cộng tác của Ban Tuyên úy và Ban Điều hành, cha Tuyên úy Liên đoàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Liên đoàn: đào tạo Huynh trưởng các cấp, thăm viếng và đôn đốc sinh hoạt của các Hiệp đoàn.
Điều 47: Ban Nghiên huấn Liên đoàn gồm:
+ Trưởng ban: Linh mục Tuyên úy Liên đoàn.
+ Phó ban: Tuyên úy Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thư ký: Phó ban Điều hành Liên đoàn đặc trách nghiên huấn.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy đặc trách ngành của Liên đoàn.
- Các Tuyên úy Hiệp đoàn.
- Các Tuyên úy Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
- Trưởng ban điều hành Liên đoàn.
- Các Phó ban Điều hành Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện
- Các Linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời.
Điều 48: Ban Nghiên huấn Liên đoàn trực tiếp huấn luyện Huynh trưởng cấp I và cấp II trong Giáo phận. Ban Nghiên huấn Liên đoàn có thể ủy quyền cho Hiệp đoàn huấn luyện Huynh trưởng cấp I, nhưng kết quả do trưởng Ban Nghiên huấn Liên đoàn chứng nhận.
Điều 49: Ban Huấn luyện Hiệp đoàn gồm:
+ Trưởng ban: Tuyên úy Hiệp đoàn.
+ Phó ban: Tuyên úy Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
+ Thư ký: Phó ban Điều hành Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện.
+ Thành viên:
- Các Tuyên úy đặc trách ngành của Hiệp đoàn.
- Các Tuyên úy Xứ đoàn.
- Trưởng ban Điều hành Hiệp đoàn.
- Các Phó ban Điều hành Xứ đoàn đặc trách huấn luyện.
- Các Linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời.
Điều 50: Ban huấn luyện Hiệp đoàn hỗ trợ các Xứ đoàn huấn luyện Trợ tá, dự trưởng và huấn luyện huynh trưởng cấp I khi được ủy quyền.
Điều 51: Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân số 28, Công đồng Vaticanô II dạy: “Việc tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ mãn nhờ việc huấn luyện đầy đủ và chuyên biệt”. Do đó Huynh trưởng cần phải tham dự các khóa Huấn luyện:
+ Giáo lý viên cấp I cùng với sa mạc Huynh trưởng cấp I.
+ Giáo lý viên cấp II cùng với sa mạc Huynh trưởng cấp II.
+ Giáo lý viên cấp III cùng với sa mạc Huynh trưởng cấp III.
+ Đặc cấp (Sinai) cho các Huynh trưởng thâm niên có nhiều thành tích xứng đáng.
Điều 52: Chương trình huấn luyện các cấp phải được thực hiện theo đúng Quy chế Huấn luyện của Tổng Liên đoàn.
Điều 53: Hàng Giáo phẩm trao cho Linh mục Tuyên úy nhiệm vụ hướng dẫn và điều hành Thiếu Nhi Thánh Thể theo đúng Nội quy.
Nhiệm vụ này được ủy thác cho các Huynh trưởng tùy khả năng và vai trò của họ theo nguyên tắc tông đồ giáo dân (TĐ, số 20).
Để chu toàn nhiệm vụ trên và giúp ích tối đa cho thiếu nhi, các Tuyên úy cần phải tham dự sa mạc Tuyên úy.
Điều 54: Huynh trưởng khi được bầu và bổ nhiệm sẽ có quyền và trách nhiệm trong việc tổ chức và điều hành Thiếu Nhi Thánh Thể.
Điều 55: Trợ úy là chủng sinh hay tu sĩ được bề trên cho phép tham gia Thiếu Nhi Thánh Thể để:
- Cộng tác với cha Tuyên úy trong nhiệm vụ của ngài, nhất là trong việc huấn luyện tinh thần đạo đức cho các đoàn sinh.
- Đồng hành, khích kệ, tạo cơ hội và uy tín cho các Huynh trưởng làm việc.
Để chu toàn nhiệm vụ trên, Trợ úy cần phải qua sa mạc huấn luyện.
Điều 56: Trợ tá là những giáo dân có thiện chí, có lòng yêu mến trẻ, sẵn sàng hỗ trợ Xứ đoàn trong công việc giáo dục thiếu nhi. Các Trợ tá cũng cần nắm vững tinh thần Thiếu Nhi Thánh Thể để có thể phục vụ tốt hơn.
Điều 57: Thiếu Nhi Thánh Thể khuyến khích mỗi Liên đoàn và mỗi Miền nên có đội ngũ Huấn luyện viên nòng cốt phục vụ cho việc huấn luyện.
CHƯƠNG IV
HÀNH CHÁNH VÀ BÁO CHÍ
Điều 58: Hệ thống hành chánh là yếu tố quan trọng trong việc điều hành Thiếu Nhi Thánh Thể. Vì thế, các giấy tờ hành chánh đều phải theo đúng biểu mẫu của Tổng liên đoàn và được cha Tuyên úy xác nhận.
Điều 59: Báo cáo hàng năm
- Ban Điều hành Xứ đoàn đúc kết hoạt động của Xứ đoàn thành 3 bản: 1 bản giữ lại Xứ đoàn, và 2 bản gửi về Hiệp đoàn.
- Ban Điều hành Hiệp đoàn làm bản đúc kết hoạt động của Hiệp đoàn và gởi về Liên đoàn cùng với một bản phúc trình của các Xứ đoàn trực thuộc.
- Ban Điều hành Liên đoàn làm bản đúc kết hoạt động của Liên đoàn và gởi về Miền cùng với một bản phúc trình của các Hiệp đoàn trực thuộc.
Điều 60: Lưu trữ hồ sơ
Các Liên đoàn, phải thực hiện và lưu trữ những giấy tờ, sổ sách liên quan đến các hoạt động quản trị và huấn luyện của mỗi cấp:
+ Cấp Liên đoàn thực hiện và lưu trữ:
- Các văn thư công nhận và hợp thức hóa việc thành lập các Xứ đoàn và Hiệp đoàn.
- Chứng chỉ cho Huynh trưởng các cấp.
- Bổ nhiệm thư cho các Huynh trưởng.
- Các hồ sơ liên quan đến Tuyên úy, Trợ úy, Huynh trưởng và Huấn luyện viên.
- Các Biểu mẫu.
Điều 61: Truyền thông và Báo chí:
Mỗi xứ đoàn bầu ra một ủy viên Truyền thông; Mỗi Hiệp đoàn có Ban Truyền thông để cung cấp thông tin về hoạt động của TNTT tại các xứ đoàn và Hiệp đoàn về cho Ban Truyền Thông của Liên đoàn.
Ban Truyền thông của Liên đoàn cần phối hợp chặt chẽ với Ban Truyền Thông của Giáo phận để có thể cập nhật những thông tin về các hoạt động của phong trào tới các thành viên.
CHƯƠNG V
ĐỒNG PHỤC - HUY HIỆU - KHĂN QUÀNG - CỜ ĐOÀN
Điều 62: ĐỒNG PHỤC:
1 – Đồng phục cho đoàn sinh nam
+ Áo: Áo sơ mi trắng ngắn hay dài tay, có cầu vai, 2 túi áo có sống ở giữa và có nắp.
+ Quần: + Cho thiếu nhi: dài hay ngắn, màu xanh biển đậm hay màu đen. Cho Huynh trưởng: dài hay ngắn, màu xanh biển đậm hay màu đen.
2 – Đồng phục cho đoàn sinh nữ
+ Áo sơ mi trắng ngắn hay dài tay, có cầu vai, 2 túi áo có sống ở giữa và có nắp.
+ Váy hoặc quần dài màu xanh biển đậm hay đen cho Thiếu nhi.
+ Váy hoặc quần dài màu đen hay xanh biển đậm cho Huynh trưởng.
Điều 63: KHĂN QUÀNG
+ Ngành Chiên Con: dùng khăn màu hồng, không viền, có Thánh Giá đỏ sau chéo cỡ 4 cm. Đội trưởng và đội phó: có 1 viền đỏ.
+ Ngành Ấu nhi: khăn màu xanh lá mạ, không viền, có Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 4cm. Đội trưởng và đội phó: có 1 viền vàng.
+ Ngành Thiếu nhi: khăn màu xanh dương, không viền, có Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 5 cm. Đội trưởng và đội phó: có 1 viền vàng.
+ Ngành Nghĩa sĩ: khăn màu vàng nghệ, không viền, có Thánh Giá đỏ sau chéo cỡ 5 cm. Đội trưởng và đội phó: có 1 viền đỏ.
+ Ngành Hiệp sĩ: khăn màu nâu đất, không viền, có Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 5 cm. Đội trưởng và đội phó: có 1 viền vàng.
+ Huynh trưởng: khăn màu đỏ, có 1 viền vàng, Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 6 cm. Dự trưởng: khăn màu đỏ, không có viền, Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 6 cm.
+ Trợ tá: khăn màu đỏ, có viền xanh dương, Thánh Giá màu xanh dương sau chéo cỡ 6 cm.
+ Huấn luyện viên: khăn màu tím, có viền vàng (cấp I), thêm viền xanh dương (cấp II), thêm viền xanh mạ non (cấp III), Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 6 cm.
+ Trợ úy: khăn màu đỏ, có viền trắng, Thánh Giá trắng sau chéo cỡ 6 cm.
+ Tuyên úy: khăn màu trắng, có viền vàng, Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 6 cm
Điều 64: HUY HIỆU & BĂNG HIỆU
Huy Hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể gồm hình chén lễ vàng trên có hình bánh tròn, màu trắng. Cả chén lễ và bánh nằm trên Thánh Giá đỏ đóng khung 4 cạnh, hình chữ nhật, trên nền cờ Hội Thánh màu trắng và vàng. Huy hiệu này được mang trên sống túi áo bên trái.
Băng Hiệu hình chữ nhật màu đỏ, trên có chữ trắng ‘THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM” được gắn liền nằm ngang trên nắp túi áo trái.
Điều 65: CẤP HIỆU
Phân biệt các cấp trong mỗi ngành từ Chiên con, Ấu nhi cho tới Huynh trưởng như sau:
1- Cho thiếu nhi:
Dùng một gạch cho cấp I, hai gạch cho cấp II, ba gạch cho cấp III. Mỗi gạch cùng màu với khăn quàng ngành, trên nền trắng, kích thước 5x30mm gắn trên nắp túi áo bên phải.
2- Cho Huynh trưởng:
Một sao cho Huynh trưởng cấp I, hai sao cho Huynh trưởng cấp II, ba sao cho Huynh trưởng cấp III gắn trên nền hình chữ nhật cỡ 15x50 mm.
+ Cấp I: Sao đỏ trên nền trắng.
+ Cấp II và III:
- Sao đỏ trên nền có màu như màu khăn quàng của ngành Chiên và Nghĩa.
- Sao vàng trên nền có màu như màu khăn quàng của ngành Ấu, Thiếu, Hiệp.
+ Đặc cấp: Núi Sinai màu xanh dương trên nền tròn màu trắng, đường kính 5cm.
+ Xứ đoàn trưởng trở lên: Huynh trưởng đeo tua 5 màu (hồng, xanh lá cây, xanh dương, vàng nghệ, nâu đất). Mỗi màu một tua, đeo trên cầu vai bên phải. Kích thước 16x200mm
Điều 66: CÁC LOẠI CỜ TRONG PHONG TRÀO
1 - Cờ đội: hình tam giác cân, 25x40cm, không tua, màu theo ngành: Màu hồng cho Chiên con, màu xanh lá mạ cho Ấu nhi, màu xanh dương cho Thiếu nhi, màu vàng cho Nghĩa sĩ và màu nâu đất cho Hiệp sĩ. Bên mặt cờ là tên đội, bên trái cờ là Thánh Giá (cỡ 8 cm, màu vàng cho Ấu nhi, Thiếu nhi và Hiệp sĩ, màu đỏ cho Chiên con và Nghĩa sĩ)
2 - Cờ Xứ đoàn: Kích thước: dọc 80cm, ngang 115cm, nền cờ: màu xanh đậm phía giáp cán, nửa trắng phía dưới, tua vàng viền xung quanh. Giữa 2 mặt cờ có huy hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể, cao 30cm, rộng 25cm. Hai mặt đều có chữ “THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM” xếp vòng cung phía trên. Một mặt có tên Liên đoàn và Giáo phận dưới huy hiệu, mặt kia có tên xứ đoàn và Giáo xứ dưới huy hiệu. Chữ màu vàng, viền đỏ.
3 - Cờ Liên đoàn: Như cờ xứ đoàn, mặt phải có tên Liên đoàn dưới huy hiệu, mặt trái có tên giáo phận dưới huy hiệu, chữ vàng, viền đỏ.
4 - Cờ Tổng liên đoàn: Như cờ của Liên Đoàn nhưng 2 mặt đều có chữ ‘THIẾU NHI THÁNH THỂ” vòng cung phía trên và chữ VIỆT NAM dưới huy hiệu.
5 - Cờ Danh dự: hình tam giác cân, cạnh đáy 25cm, đường cao 40cm màu đỏ có tua vàng. Mặt trái có Thánh giá màu vàng, mặt phải có chữ DANH DỰ màu vàng.
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN TNTT
I - CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN LÀ GÌ?
Chương Trình Thăng Tiến Thiếu Nhi là hệ thống các bài học (lý thuyết và thực hành), chương trình hội họp và sinh hoạt chính thức, nhằm giúp thiếu nhi ngày càng lớn lên và trưởng thành về đời sống tâm linh (siêu nhiên) và đời sống nhân bản (tự nhiên). Chương Trình Thăng Tiến thực sự là cuốn cẩm nang của Huynh trưởng.
Chương Trình Thăng Tiến được soạn theo phương pháp tiệm tiến, từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, phù hợp với tâm lý của từng lứa tuổi, tương ứng với từng ngành: Chiên Con (4 - 6 tuổi); Ấu nhi (7 - 9 tuổi); Thiếu nhi (10 - 12 tuổi); Nghĩa sĩ (13 - 15 tuổi); Hiệp sĩ (16 - 18 tuổi) và Huynh trưởng (18 tuổi trở lên).
II - NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN
Chương Trình Thăng Tiến của mỗi ngành đều gồm 4 phần căn bản:
1. Giáo lý
+ Thánh Kinh (Hiểu biết Thánh Kinh–Học, suy niệm, sống Lời Chúa
+ Tín lý (hiểu, sống)
+ Phụng Vụ, Bí tích (hiểu, sống)
+ Luân lý (Giới Răn của Chúa và Hội Thánh...)
+ Đời sống cầu nguyện, Các kinh căn bản….
2. Nhân bản
+ Đào luyện bản thân về đức, trí, thể, mỹ.
+ Sống tương giao với tha nhân (gia đình, khu xóm, trường học, xã hội...)
3. Kiến thức phong trào TNTT
+ Hiểu biết về Bản chất, Tôn chỉ, Mục đích, Đường lối, Phương pháp của Phong Trào TNTT
+ Tập sống theo Đường lối, Tôn chỉ, Phương pháp của Phong Trào. Đào sâu tình liên đới với Chúa Giêsu Thánh Thể là lý tưởng của Phong trào.
4. Kỹ năng chuyên môn
+ Hiểu công dụng và thực hành các kỹ năng cần thiết trong đời sống: nút dây, morse, mật thư, dấu đường, gia chánh, trang trí, cứu thương, thể dục, thể thao, nhạc, hoạ, vi tính, ...
+ Tạo cơ hội áp dụng các kỹ năng trong sinh hoạt. Nhất là trong đời sống thường ngày.
III - THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN
1. Chương Trình Thăng Tiến được dạy trong các buổi học Giáo lý hàng tuần.
2. Chương Trình Thăng Tiến được phân bố vừa đủ cho các cấp, các ngành trong 3 năm (có dự trù những tuần lễ nghỉ. Do đó mỗi cấp chỉ còn khoảng 25-30 bài trong 52 tuần của năm)
Đối với Giáo phận Thái Bình, được sự chấp thuận của Bề trên giáo phận, Liên đoàn TNTT đã phối hợp với Ban Giáo lý của Giáo phận và đưa ra chương trình như sau:
Ngành Chiên Con: Tài liệu Giáo lý “Đồng Cỏ Non” 1, 2 và 3 của Giáo phận Nha Trang (học trong 3 năm cho cấp I, II và III).
Ngành Ấu Nhi: Tài liệu Giáo lý “Đến Bàn Tiệc Thánh” của Giáo phận Xuân Lộc (học trong 3 năm cho cấp I, II và III ngành Ấu)
Ngành Thiếu Nhi: Tài liệu Giáo lý “Lớn lên trong Chúa Thánh Thần” của Giáo phận Xuân Lộc (học trong 3 năm cho cấp I, II và III ngành Thiếu)
Ngành Nghĩa sĩ: Tài liệu Giáo lý “Sống Đạo” của Giáo phận Xuân Lộc (học trong 3 năm cho cấp I, II và III ngành Nghĩa)
Ngành Hiệp sĩ: Tài liệu Giáo lý “Giáo lý Hôn Nhân” – Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống HNGĐ của Giáo phận Thái Bình (học trong 2 năm cho cấp I, và II)
Ngoài ra, có thể làm phong phú thêm với những bài học về Nhân bản, thực hành Hoa Thiêng, Chiến dịch thi đua,...
- Phần kiến thức Phong trào TNTT, xin tham khảo Tài liệu phong trào TNTT, Sổ tay Huynh trưởng, Sổ tay Trợ úy, Sổ tay Tuyên úy và các cấp lãnh đạo.
- Ngoài ra, Phong trào TNTT VN hiện còn có rất nhiều tài liệu mới ra mắt năm 2020 như:
- Phần Chuyên môn: Tham khảo Chương Trình Thăng Tiến cũ và một số tài liệu chuyên môn khác tùy lứa tuổi và cấp lớp.
IV - VỀ VIỆC HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG – GIÁO LÝ VIÊN
Trong Quy Chế Huấn luyện của Tổng Liên đoàn TNTTVN năm 2019 đã thống nhất: Huynh trưởng phải là Giáo lý viên. Chính vì vậy, cùng với Ban Giáo lý của Giáo phận, Liên đoàn TNTT Giáo phận cũng tha thiết kính mong quý Cha, quý Trợ úy mở các lớp Huấn luyện Giáo lý viên và Huynh trưởng tại các giáo xứ hoặc cụm giáo xứ do các ngài phụ trách. Trước tiên, để tạo cơ hội cho các Huynh trưởng được học hỏi và trau dồi thêm khả năng và kiến thức Giáo lý. Thứ đến, giúp các Huynh trưởng thêm tự tin trong việc điều khiển và hướng đoàn TNTT. Sau nữa, để có thêm nhân sự cộng tác với quý cha trong vai trò là Giáo lý viên tại các giáo xứ - vốn đang thiếu hụt rất trầm trọng.
Chương trình cụ thể như sau:
Huynh trưởng cấp I: Đào tạo tại Giáo xứ, trong 90 tiết, với các môn học:
Huynh trưởng cấp II: Đào tạo tại Giáo hạt, trong 120 tiết, với các môn học:
Huynh trưởng cấp III: Đào tạo tại Giáo phận, trong 135 tiết, với các môn học:
Ở mỗi cấp lớp, sẽ đào tạo trong vòng 1 năm (mỗi tuần một buổi, 2 tiếng).
Sau mỗi khóa học, có tổ chức thi kết thúc và cấp Chứng Chỉ Giáo lý viên theo từng cấp lớp tương ứng với thẩm quyền của từng cấp (Cấp I – cha chánh xứ; cấp II – cha đặc trách Giáo lý cấp giáo hạt; cấp III – cha đặc trách Giáo lý cấp giáo phận).
CHƯƠNG VII
QUY CHẾ - TỔ CHỨC VÀ HUẤN LUYỆN TNTT – GP THÁI BÌNH
I - HIỆN TRẠNG TNTT TẠI GIÁO PHẬN THÁI BÌNH
Được sự hướng dẫn của Đức Cha Phêrô – Giám mục Giáo phận, cùng với sự quan tâm của quý cha, quý tu sỹ, đặc biệt là sự trợ giúp của quý thầy chủng sinh tập vụ hè, trong thời gian qua, các xứ đoàn lần lượt được thành lập và từng bước đi vào hoạt động. Tính cho đến thời điểm hiện tại (tháng 7 năm 2021), trong toàn giáo phận có khoảng gần 100 xứ đoàn đã ra mắt và thành lập. Con số đoàn sinh cho đến nay, khoảng 16.500 đoàn sinh với 5.000 Huynh trưởng các cấp.
Theo đánh giá của quý cha và quý vị phụ huynh, kể từ ngày các xứ đoàn được thành lập và hoạt động, các em thiếu nhi tỏ ra ngoan hơn và nề nếp hơn, đặc biệt là khi tham dự thánh lễ và chầu Thánh Thể.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, ngoài một vài xứ đoàn có được sự chuẩn bị tốt về mặt nhân sự, thì phần đa, tại các xứ đoàn, đội ngũ Giáo lý viên và Huynh trưởng còn quá “mỏng”, nếu không nói là thiếu hụt một cách trầm trọng. Thêm vào đó, kinh phí cho việc duy trì các hoạt động của đoàn hoàn toàn dựa vào sự quan tâm của cha xứ.
Chính vì vậy mà ngoài việc quy tụ các em để học giáo lý và tham dự thánh lễ, gần như các xứ đoàn đều tỏ ra lúng túng trong công tác điều hành và thăng tiến đoàn.
Hiệu quả của TNTT dường như ai cũng thấy rõ. Nhu cầu thành lập và duy trì hoạt động của các xứ đoàn là có thực. Vậy phải làm thế nào để duy trì và phát triển đoàn TNTT tại Giáo phận? Xin được đưa ra một vài phương hướng cho TNTT của Giáo phận trong thời gian tới.
II – PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA TNTT GIÁO PHẬN
1 - Thành lập Ban huấn luyện TNTT các cấp
Thành lập Ban huấn luyện (Ban nghiên huấn) cấp Giáo phận, cấp Giáo hạt và cấp Giáo xứ.
1.1 - Cơ cấu tổ chức Ban huấn luyện
+ Trưởng ban: Tuyên úy Liên đoàn. Tuyên uý Liên đoàn (do Bề trên giáo phận bổ nhiệm).
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách nghiên huấn liên đoàn
+ Thư ký: Phó Ban điều hành liên đoàn đặc trách nghiên huấn
+ Thành viên:
- Các tuyên úy đặc trách ngành của liên đoàn
- Các tuyên úy hiệp đoàn
- Các tuyên úy đặc trách huấn luyện hiệp đoàn
- Trưởng ban điều hành Liên đoàn
- Các phó ban điều hành hiệp đoàn đặc trách huấn luyện
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
+ Trưởng Ban: cha đặc trách TNTT của giáo hạt (cha Tuyên úy Hiệp đoàn) do quý cha trong Giáo hạt đề cử.
+ Phó ban: Tuyên úy đặc trách huấn luyện hiệp đoàn
+ Thư ký: Phó Ban điều hành Hiệp đoàn đặc trách huấn luyện
+ Thành viên:
- Các tuyên úy đặc trách các ngành của hiệp đoàn
- Các tuyên úy xứ đoàn
- Trưởng ban Điều hành hiệp đoàn
- Các phó ban điều hành xứ đoàn đặc trách huấn luyện
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
+ Trưởng ban: Cha Tuyên úy xứ đoàn
+ Phó ban: Xứ đoàn trưởng
+ Thư ký: Xứ đoàn phó đặc trách huấn luyện
+ Thành viên:
- Hội đồng huynh trưởng
- Các trợ úy của xứ đoàn
- Các linh mục và các huấn luyện viên chính thức được mời
1.2 - Nhiệm vụ của Ban huấn luyện
1.3 - Nhiệm kỳ của Ban huấn luyện
Việc rao giảng Lời Chúa là 1 trong 3 sứ vụ chính yếu của linh mục. Chính vì vậy, mong quý cha cộng tác lâu dài trong sứ vụ cao quý nhưng cũng đầy khó khăn này.
2 - Việc thành lập xứ đoàn
Để có thể thành lập xứ đoàn, cha xứ liên hệ với ban huấn luyện cấp Giáo hạt để mở lớp huấn luyện tại giáo xứ của mình.
Lựa chọn, phân chia các em thành từng ngành (theo lứa tuổi). Cụ thể:
Tiến hành huấn luyện theo từng ngành dưới sự hướng dẫn của các Trợ úy và Huynh trưởng trong xứ đoàn (Có thể mời thêm các Trợ úy và Huynh trưởng của xứ đoàn bạn)
Tiến hành họp và lựa chọn vị Thánh Bổn Mạng xứ đoàn
Liên hệ với Liên đoàn để đặt cờ xứ đoàn, cờ đội, đồng phục
Sau khi đã được huấn luyện đầy đủ, lựa chọn một ngày để làm lễ Ra mắt xứ đoàn với sự chứng giám của Cha Tuyên Uý Liên đoàn.
Hàng năm, Ban Huấn luyện xứ đoàn nên dành thời gian hè để huấn luyện về nghiêm tập cũng như các nghi thức trong phong trào TNTT cho các đoàn sinh trước ngày lễ Thăng cấp đoàn sinh vào dịp đầu năm học mới.
3 - Quỹ điều hành và hoạt động của TNTT
3.1 – Ban Điều hành Liên đoàn TNTT Giáo phận lập bản Kế hoạch Dự thu và Dư chi cho cả năm để trình lên Đức Giám mục giáo phận phê duyệt từ đầu năm.
3.2 – Quỹ tài chính của TNTT
Thái Bình, tháng 8 năm 2020
Liên đoàn Giuse Nguyễn Duy Khang
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Ban Mục Vụ Giới Trẻ & TNTT Thái Bình
Đang online: 0 | Tổng lượt truy cập: 3,448,248