Hồng Thủy - Vatican News
Trong tuyên bố, được ký bởi Đức cha Richard Moth, Chủ tịch Uỷ ban Công bằng xã hội, và Đức cha John Arnold, Chủ tịch Uỷ ban môi trường, các giám mục kêu gọi các chính phủ duy trì cam kết giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5°C, đồng thời yêu cầu các chính phủ “dấn thân hỗ trợ các quốc gia nghèo nhất thế giới, những người thường xuyên phải đối mặt với những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu dù họ là những người ít tạo nên những tác động đến khí hậu nhất”.
Khủng hoảng môi trường cũng là vấn đề của Giáo hội
Các giám mục Anh cũng khẳng định vấn đề khủng hoảng môi trường là một vấn đề Công giáo bởi vì nó là vấn đề hoàn vũ. Theo các ngài, là “một cộng đồng toàn cầu với hơn một tỷ người”, Giáo hội Công giáo đi đầu trong việc chống lại cuộc khủng hoảng sinh thái. “Chúng ta đã được Đức Thánh Cha hướng dẫn rõ ràng về tầm quan trọng của việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”.
Thư của các giám mục viết tiếp: “Chúng ta biết rằng chúng ta cần phải hành động trên toàn cầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của trái đất này và tất cả công trình sáng tạo của Thiên Chúa đều phụ thuộc vào nó. Cuộc khủng hoảng sinh thái là một cuộc khủng hoảng của con người, và chúng ta phải cố gắng tìm ra các giải pháp đảm bảo rằng các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu không bị bỏ lại phía sau trong các quyết định của các nhà lãnh đạo của chúng ta ở Glasgow”.
Cơ hội của Hội nghị COP26
“Hội nghị COP26 mang đến cho chúng ta một cơ hội duy nhất, chưa từng có và có thể là cuối cùng để tham gia vào một cuộc đối thoại toàn cầu có ý nghĩa nhằm thiết lập các mục tiêu và chính sách có thể đạt được để giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái mà chúng ta đang phải trải qua ngay bây giờ”. (Crux 02/11/2021)
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Ban Mục Vụ Giới Trẻ & TNTT Thái Bình
Đang online: 27 | Tổng lượt truy cập: 3,214,499