Bài 5: Người trẻ trưởng thành Tự do và Lương tâm

  • 14/08/2021
  • Bài 5: Người trẻ trưởng thành Tự do và Lương tâm

    BÀI 5
    NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH TỰ DO VÀ LƯƠNG TÂM

    “Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo -luật mang lại tự do-, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1,25)

    1. Tự do (freedom) là gì và để làm gì?

    Tự do là sức mạnh Chúa ban để người ta có thể làm theo sự phù hợp với mình. Người tự do không còn hành động dưới ảnh hưởng của người khác.

    (Chỉ có người phó thác mình trọn vẹn cho Thiên Chúa mới có tự do thực, cao cả, tự do sáng tạo mênh mông của sự thiện. ĐTC Bênedict 16 2005)

    2. Tự do có cho người ta chọn sự dữ không?

    Sự dữ chỉ coi như đáng giá khi người ta gắng đạt được nó. Quyết định đạt được sự dữ chỉ cho người ta tự do bên ngoài.
    Sự dữ không làm cho ta hạnh phúc, nhưng thực ra nó tước bỏ điều tốt lành thật. Nó xiềng xích ta lại với cái vô bổ và cuối cùng tiêu hủy hoàn toàn tự do của ta.

    3. Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm không?

    Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm với hiểu biết và ý muốn.

    (Người tốt là người tự do, cả khi họ là người nô lệ. Người độc ác là người nô lệ, cả khi họ là ông vua. Th. Augustinô)

    5. Thiên Chúa giúp chúng ta thành người "tự do" thế nào?

    Chúa Kitô muốn chúng ta "được tự do" (Galata 5,1) và có thể thực hiện tình bác ái huynh đệ. Vì thế, Người đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, Đấng cho ta tự do và độc lập với quyền lực đời này, thêm sức cho ta sống trong Tình yêu và trách nhiệm.

    (Rm 8,15-16: Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên, "Ápba! Cha ơi!").

    6. Làm sao một người có thể nói hành động của mình tốt hay xấu?

    Người ta có thể phân biệt hành động của mình tốt hay xấu nhờ họ có lí trí và lương tâm, 2 cái đó giúp họ phán đoán rõ ràng.

    (Lương tâm là trung tâm điểm sâu thẳm nhất và bí ẩn nhất của con người, đó là cung thánh nơi mà con người ở một mình với Thiên Chúa và là nơi con người nghe thấy tiếng của Ngài" - HC Mục vụ).

    7. Tại sao Thiên Chúa cho chúng ta có "đam mê" hoặc "cảm xúc"?

    Chúng ta có nhiều đam mê để nhờ các đam mê mạnh mẽ và những cảm giác riêng biệt ấy, ta có thể hướng tới điều phải, điều thiện, và cự tuyệt điều dữ, điều xấu.

    8. Lương tâm (conscience) là gì?

    Lương tâm là tiếng nói bên trong con người, bảo nó làm thiện dưới bất cứ hoàn cảnh nào và tránh làm dữ bằng mọi cách.

    Đồng thời, lương tâm là khả năng phân biệt việc này với việc kia.
    Thiên Chúa nói với ta qua tiếng lương tâm.

    (Bất cứ việc gì được làm nghịch lại lương tâm, đều là tội. Th. Tôma Aquinô)

    10. Người ta có thể huấn luyện lương tâm mình không?

    Có. Cần phải tự huấn luyện lương tâm mình.
    Lương tâm được Chúa phú bẩm cái lý lẽ cho mọi người, nó có thể bị lừa hay bị chết, vì vậy cần được điều chỉnh sao cho nó biết hành động tốt.

    11. Nhân đức nghĩa là gì?

    Nhân đức là khuynh hướng bên trong, một thói quen tích cực để làm việc lành.

    (Mt 5,6 Phúc cho ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được thoả lòng).

    12. Làm sao người ta được khôn ngoan (prudent)?

    Người ta nên khôn ngoan nhờ học biết phân biệt cái gì chính yếu cái gì không chính yếu đặt cái đích đúng và chọn phương tiện tốt nhất để đạt đích.

    (Khôn ngoan có 2 mắt: một thấy trước điều phải làm, một xem lại điều đã làm. Th. Ignatio Loyola)

    13. Người ta hành động thế nào là công bình?

    Người hành động công bình là người luôn luôn chắc chắn trả cho Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa, cho tha nhân cái gì của tha nhân.

    14. Đức can đảm là gì?

    Là người kiên nhẫn dấn thân trong việc tốt, khi họ đã nhận ra, dù cực điểm họ phải hy sinh tính mạng mình.

    (Người can đảm, dù may hay rủi (misfortune) cũng coi như họ có 2 tay, họ dùng cả 2. Thánh nữ Catarina Siena).

    15. Tại sao tiết độ là nhân đức ?

    Vì thái độ vô tiết độ chứng tỏ sức tiêu hủy trong mọi lãnh vực của đời sống.

    (Titô 2,11-12: Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa … dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này).

    Bài viết liên quan

    LIÊN KẾT GIỚI TRẺ