GIÁO PHẬN THÁI BÌNH

  BAN MỤC VỤ GIỚI TRẺ

CHỈ NAM

GIỚI TRẺ & SINH VIÊN - GIÁO PHẬN THÁI BÌNH

I – MỤC VỤ GIỚI TRẺ

Điều 1: Giới trẻ

- Tuổi trẻ là một giai đoạn trong đời sống con người. Người trẻ thuộc các thành phần xã hội khác nhau; sinh hoạt trong nhà trường; hiện diện trong mọi ngành nghề hay thất nghiệp. Họ là học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sĩ, giám đốc, công nhân, nông dân, ..., chưa hoặc đang là các thành viên của các đoàn thể trẻ.

- Người trẻ nhạy cảm với tình yêu và sự sống. Họ theo đuổi và tìm kiếm một cuộc sống có ý nghĩa và giá trị, nên tìm đến với Chúa Giêsu qua cộng đoàn Giáo Hội.

- Người trẻ mong gặp được Thầy Giêsu và cùng đi với các môn đệ của Thầy, để được hướng dẫn và đồng hành qua những vui buồn của cuộc sống và trong những hành trình đức tin.

Điều 2: Mục vụ Giới Trẻ

Mục vụ Giới Trẻ (MVGT) là hoạt động của Giáo hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của người trẻ:

- Nhu cầu được gặp Thầy Giêsu và học biết cách sống có ý nghĩa (Mục Vụ Lời Chúa);

- Nhu cầu được lãnh nhận nguồn sức sống từ Cha trên trời (Mục Vụ Bí Tích);
- Nhu cầu họp mặt, kết bạn và đồng hành trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa (Mục Vụ Quản Trị)

Điều 3: Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo phận Thái Bình

Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo phận Thái Bình (BMVGT - GPTB) trực thuộc Ủy Ban Mục vụ Giới trẻ toàn quốc.

  1. Thành phần:

Tất cả các bạn trẻ trong giáo phận thuộc mọi thành phần khác nhau: Những người trẻ đang sống đời Hôn nhân Gia đình, Học sinh, Sinh viên Công Giáo, Huynh trưởng, Giáo lý viên, Tình nguyện viên và những người trẻ lao động tự do tại quê hương cũng như những người trẻ đang đi làm xa quê.

  1. Mục đích:
  • Giúp các bạn trẻ sống trưởng thành hơn trong đời sống Đức tin
  • Giúp các bạn trẻ có thêm cơ hội cống hiến sức lực và khả năng của mình để góp phần xây dựng Giáo Hội
  • Giúp các bạn trẻ gắn kết với nhau và tạo lập thêm những mối tương quan mới với những người trẻ cùng niềm tin tôn giáo trong cũng như ngoài giáo phận, hầu có thể giúp nhau giữ đạo và sống đạo.
  1. Khẩu hiệu: Tự nguyện – Sẵn sàng – Phục vụ.
  2. Logo:

Điều 4: Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo Phận

Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo Phận là thành phần của Hội đồng Mục vụ Giáo phận, có nhiệm vụ giúp Đức Giám mục tổ chức và điều hành các hoạt động mục vụ dành cho giới trẻ.

I - Ban Linh hướng Giới trẻ Giáo phận

1. Tổng linh hướng: Đức Cha giáo phận

2. Cha Đặc trách Giới trẻ Giáo phận

3. Các cha đặc trách Giới trẻ của 8 Giáo hạt

II - Ban Điều Hành Giới trẻ Giáo phận

1 - Ban Thường vụ

1.1 - Trưởng Ban

1.2 - Phó Ngoại vụ

1.3 - Phó Nội vụ

1.4 - Thư ký

1.5 - Thủ quỹ

 2 - Các Ủy viên

2.1 - Các trưởng Giới trẻ của 8 Giáo hạt.

2.2 - Ngoài ra, còn có các Ủy viên phụ trách chuyên môn, hỗ trợ cho hoạt động Giới trẻ:

  • Ủy viên phụ trách Nghiên huấn: Điều nghiên và huấn luyện.
  • Ủy viên phụ trách Truyền thông: Sách báo - âm nhạc - phim ảnh – internet…
  • Ủy viên phụ trách Giao lưu: Quốc nội và quốc tế.
  • Ủy viên phụ trách Quỹ học bổng: Khuyến khích và phát triển tài năng trẻ.
  • Ủy viên phụ trách Văn phòng: Hành chánh và liên lạc
  • Ủy viên phụ trách Ơn gọi: Cổ vũ và nâng đỡ ơn kêu gọi
  • Ủy viên phụ trách Bảo trợ: Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho hoạt động Giới trẻ.

Điều 5: Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo Hạt

Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo Hạt có nhiệm vụ giúp cha Hạt Trưởng tổ chức và điều hành các hoạt động mục vụ dành cho giới trẻ.

I - Ban Linh hướng Giới trẻ Giáo hạt

  1. Tổng linh hướng Giới trẻ Giáo Hạt: Cha Quản hạt
  2. Cha Đặc trách Giới trẻ Giáo Hạt: do các Cha trong Hạt bầu chọn
  3. Các cha xứ

II - Ban Điều Hành Giới trẻ cấp Giáo hạt

1 - Ban Thường vụ

1.1 - Trưởng Ban

1.2 - Phó Ngoại vụ

1.3 - Phó Nội vụ

1.4 - Thư ký

1.5 - Thủ quỹ

  2 - Các Ủy viên

2.1 - Các trưởng Giới trẻ của các giáo xứ.

2.2 - Ngoài ra, còn có các Ủy viên phụ trách chuyên môn, hỗ trợ cho hoạt động Giới trẻ:

  • Ủy viên phụ trách Nghiên huấn: Điều nghiên và huấn luyện.
  • Ủy viên phụ trách Truyền thông: Sách báo - âm nhạc - phim ảnh – internet…
  • Ủy viên phụ trách Giao lưu: Quốc nội và quốc tế.
  • Ủy viên phụ trách Quỹ học bổng: Khuyến khích và phát triển tài năng trẻ.
  • Ủy viên phụ trách Văn phòng: Hành chánh và liên lạc
  • Ủy viên phụ trách Ơn gọi: Cổ vũ và nâng đỡ ơn kêu gọi
  • Ủy viên phụ trách Bảo trợ: Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho hoạt động Giới trẻ.

Điều 6: Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo Xứ

Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo xứ là thành phần của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, có nhiệm vụ giúp đỡ cha sở tổ chức và điều hành các hoạt động mục vụ dành cho giới trẻ trong cũng như ngoài đoàn thể, quy tụ người trẻ vào các mô hình giáo dục đức tin như: lớp giáo lý, câu lạc bộ, nhóm trẻ...; giáo dục người trẻ sống đức tin qua việc rèn luyện những kỹ năng sống và chọn lựa những giá trị sống.

I - Ban Linh hướng Giới trẻ Giáo xứ

1. Tổng linh hướng Giới trẻ Giáo xứ: Cha xứ

2. Các thành viên trong Ban HĐMV Giáo xứ

II - Ban Điều Hành Giới trẻ Giáo xứ

1 - Ban Thường vụ:

1.1 - Trưởng Ban

1.2 - Phó Ngoại vụ

1.3 - Phó Nội vụ

1.4 - Thư ký

1.5 - Thủ quỹ

2 - Các Ủy viên

Gồm những người phụ trách chuyên môn, hỗ trợ cho hoạt động Giới trẻ:

  • Ủy viên phụ trách Nghiên huấn: Điều nghiên và huấn luyện.
  • Ủy viên phụ trách Truyền thông: Sách báo - âm nhạc - phim ảnh – internet…
  • Ủy viên phụ trách Giao lưu: Quốc nội và quốc tế.
  • Ủy viên phụ trách Quỹ học bổng: Khuyến khích và phát triển tài năng trẻ.
  • Ủy viên phụ trách Văn phòng: Hành chánh và liên lạc
  • Ủy viên phụ trách Ơn gọi: Cổ vũ và nâng đỡ ơn kêu gọi
  • Ủy viên phụ trách Bảo trợ: Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho hoạt động Giới trẻ.

II. NHIỆM VỤ

Điều 9: Linh mục Đặc Trách Giới Trẻ

1 Chăm lo cho giới trẻ được huấn luyện đầy đủ về tâm linh, nhân bản và tông đồ.

2. Triệu tập, chủ tọa và điều hành các buổi họp của Ban Điều hành.

3. Kiến nghị của Ban Điều hành có tính cách cố vấn. Tuy nhiên, vị Đặc Trách nên phê chuẩn những kiến nghị được đa số thành viên tán thành.

Điều 10: Ban Điều Hành

1. Nhiệm vụ Ban Điều Hành

1.1. Nắm bắt tình hình Giới trẻ, nhất là về đời sống đức tin và phong hóa, để giúp Linh mục Đặc trách thảo chương trình hành động và đề ra giải pháp thích hợp để thực hiện.

1.2. Thực hiện và đôn đốc thực hiện chương trình ấy và báo cáo lên Linh mục Đặc trách.

1.3. Phối hợp các hoạt động giới trẻ của các đơn vị và tôn trọng tính độc lập nội bộ của từng đơn vị.

1.4. Giúp Lm Đặc trách quản lý tài sản chung của Ban Mục vụ Giới trẻ.

2. Nhiệm vụ Ban Thường Vụ:

2.1. Cộng tác chặt chẽ với Linh mục Đặc Trách để điều hành các hoạt động giới trẻ.

2.2 Soạn thảo chương trình nghị sự, đề ra quyết định cho các phiên họp.
2.3 Thi hành các quyết định của Ban Điều Hành.

3. Nhiệm Vụ của Trưởng Ban

3.1. Trách nhiệm chung về Ban điều hành

3.2. Thừa ủy nhiệm Linh mục Đặc trách, chủ tọa và điều hành các buổi họp, sinh hoạt của Ban Thường Vụ và Ban Điều Hành.

3.3. Quán xuyến, động viên mọi thành viên.

3.4. Tạo sự hiệp thông và cộng tác giữa các thành viên.

4. Nhiệm vụ Phó Ban Nội Vụ:

4.1 Hợp tác với Trưởng ban và thay thế khi Trưởng vắng mặt.

4.2 Phối hợp các sinh hoạt giới trẻ giữa các đơn vị.

4.3 Quan tâm đến công tác nghiên huấn, truyền thông.

5. Nhiệm vụ Phó Ban Ngoại Vụ:

5.1 Hợp tác với Trưởng ban và thay thế khi Trưởng ban và Phó Ban Nội Vụ vắng mặt.

5.2 Phối hợp các sinh hoạt giới trẻ giữa các đơn vị.

5.3 Quan tâm đến các sinh hoạt giao lưu, lễ hội, học bổng.

5.4 Quyên góp cho Mục vụ Giới trẻ.

6. Nhiệm vụ Thư ký:

6.1 Phác thảo chương trình cuộc họp và ghi biên bản các buổi họp Ban Thường vụ và Ban Điều hành. Biên bản phải có chữ ký của Linh mục Đặc trách hoặc người được ủy quyền.

6.2 Lưu giữ hồ sơ, giấy tờ và công văn của Ban Điều hành.

6.3 Phụ trách thông tin liên lạc văn thư của Ban Điều hành và văn phòng.

7. Nhiệm vụ Thủ quỹ:

7.1. Lập sổ thu chi và giữ số tiền quỹ được giao. Mọi khoản thu chi phải được ghi vào sổ minh bạch và nêu rõ lý do.

7.2. Giám sát thường kỳ tình hình tài chính các bộ phận trực thuộc theo quy định của Linh mục Đặc trách và Ban Thường vụ.

7.3. Quản lý tài sản của Mục vụ Giới trẻ.

7.4. Mỗi quý phải trình sổ cho Linh mục Đặc Trách và Ban Thường vụ duyệt.

7.5. Được quyền chi những khoản thông thường và trong hạn mức đã được quy định bởi Linh mục Đặc trách và Ban Thường vụ. Những khoản chi bất thường quá định mức, phải có sự đồng ý của Linh mục Đặc trách và Ban Thường vụ.

8. Nhiệm vụ các ủy viên:

8.1. Hợp tác với Trưởng ban Điều Hành

8.2. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt mình đảm trách.

III. TUYỂN CHỌN

Điều 11: Đặc Trách Giới Trẻ

1 Điều kiện:

1.1. Có lòng yêu thương và phục vụ giới trẻ.

1.2. Có khả năng sinh hoạt với giới trẻ.

2. Thể thức:

2.1. Cấp Giáo xứ: do giới trẻ đề cử và được Linh mục Chánh xứ chuẩn nhận.

2.2. Cấp Giáo hạt: do Linh mục Hạt trưởng và quý Linh mục trong Giáo hạt đề cử và được Đức Giám mục Giáo phận chuẩn nhận.

2.3. Cấp Giáo phận: do Đức Giám mục Giáo phận chỉ định.

Điều 12: Ban Điều Hành

1. Điều kiện:

1.1. Năng động và sáng tạo

1.2. Có tinh thần và khả năng phục vụ giới trẻ.

1.3. Được huấn luyện tương xứng với cấp điều hành.

2. Thể thức

2.1. Cấp Giáo xứ: Được giới trẻ và đoàn thể đề cử và được Linh mục Chánh xứ chuẩn nhận.

2.2. Cấp Giáo hạt: được Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo xứ đề cử; được Linh mục Hạt trưởng và vị Đặc trách Giới trẻ Giáo hạt chuẩn nhận.

2.3. Cấp Giáo phận: do vị Đặc trách tuyển chọn, bao gồm trưởng ban Mục vụ giới trẻ các Giáo hạt, các đoàn thể, Phong trào giới trẻ cấp Giáo phận.

IV. NHẬN NHIỆM VỤ - SINH HOẠT – NHIỆM KỲ

Điều 13: Trao và nhận nhiệm vụ

Nghi thức trao và nhận nhiệm vụ được tổ chức trong Thánh lễ truyền thống giới trẻ, dưới sự chứng kiến của:

- Đức Giám mục - Cấp Giáo phận.

- Linh mục Hạt trưởng - Cấp Giáo hạt

- Linh mục Chánh xứ - cấp Giáo xứ

Điều 14: Sinh hoạt

1. Ban Thường Vụ họp mỗi tháng một (l) lần và họp bất thường do Linh mục Đặc trách triệu tập.

2. Ban Điều Hành họp ba (3) tháng một (1) lần và họp bất thường do Linh mục Đặc trách triệu tập.

3. Các Ban chuyên môn sinh hoạt theo nội quy riêng.

Điều 15: Nhiệm kỳ

1. Nhiệm kỳ Đặc trách

1.1. Bốn (4) năm (tính từ ngày nhận nhiệm vụ)

1.2. Có thể tái nhiệm một (1) nhiệm kỳ

1.3. Trường hợp khuyết một thời gian ngắn (không quá 3 tháng) thì có thể ủy quyền cho một vị khác đảm nhiệm.

1.4. Nếu có lý do chính đáng (đau yếu, thuyên chuyển, ... ) không thể tiếp tục thi hành chức vụ, thì tiến hành đề cử một vị khác.

2. Nhiệm kỳ Ban Điều Hành

2.1. Bốn (4) năm (tính từ ngày nhận nhiệm vụ).

2.2. Có thể tái nhiệm một (l) nhiệm kỳ.

2.3. Trường hợp khuyết Trưởng ban thì Phó Ban Nội vụ lên thay, nếu khuyết cả hai thì bầu lại.

2.4 Các chức vụ khác thì Đặc trách và Ban Điều Hành đề cử người thay thế.

Điều 16: Từ nhiệm

1. Khi có lý do chính đáng và được sự chấp thuận của Đức Giám mục, Linh mục Hạt trưởng, Linh mục Chánh xứ, và vị Đặc trách Giáo phận, Giáo hạt, Giáo xứ thì có thể xin từ chức.

2. Khi có lý do chính đáng và được sự chấp thuận vị Đặc trách, thành viên Ban Điều hành có thể xin từ chức.

Điều 17: Bãi nhiệm

Các vị Đặc trách, thành viên Ban Điều Hành có thể bãi nhiệm nếu phạm các lỗi nặng:

1. Mất tác phong đạo đức.

2. Không chu toàn nhiệm vụ.

3. Gây mất đoàn kết nội bộ.

4. Bất tuân phục các nguyên tắc quản trị trong Giáo hội.

V – ĐƯỜNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

Điều 18: - Đồng hành với người trẻ

Người trẻ trong mọi tổ chức trong đạo hay ngoài đời đều có tầm quan trọng và vai trò thiết yếu cho sự sống còn, phát triển hay lụi tàn của tổ chức đó. Đã từ lâu, Giáo Hội nhìn nhận vai trò và tầm quan trọng của người trẻ. Vì lợi ích và tương lai của người trẻ cũng là lợi ích và tương lai của gia đình và của Giáo hội của Chúa Ki-tô. Chính vì thế, mà mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, từ Giám mục, linh mục, tu sĩ, HĐGX và các đoàn thể v.v.. đều quyết tâm đồng hành với người trẻ, hầu có thể giúp người trẻ trong giáo phận sống trưởng thành hơn về đời sống đức tin cũng như về nhân bản.

Dựa vào chủ đề Mục vụ Giới trẻ cho Giáo hội Việt Nam trong ba năm (2020 - 2022): Đồng hành với giới trẻ - được thực hiện theo ba bước:

(1) lắng nghe cuộc sống của người trẻ;

(2) phân định thánh ý Chúa dưới ánh sáng của sứ điệp Tin Mừng;

(3) giúp người trẻ hành động để sống tuổi trẻ cách phong phú.

1.1. Lắng nghe cuộc sống của người trẻ

a) Thuận lợi đối với người trẻ tại Việt Nam hôm nay

Tại Việt Nam, gia đình vẫn là “trường học đầu tiên”, nơi đó các Kitô hữu trẻ đón nhận những bài học căn bản cho đời sống làm người và làm con cái Chúa.

Ngoài ra, sống trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, giới trẻ có nhiều cơ hội học hành, làm việc, sinh hoạt cộng đồng, du lịch, mở rộng giao lưu gặp gỡ, có nhiều hoạt động phong phú trong lãnh vực văn hóa, thể thao.

b) Thách đố đối với giới trẻ

Hiện tượng di dân vừa đem lại những hiệu quả tích cực vừa gây nhiều hệ lụy tiêu cực trong đời sống gia đình và xã hội.

Thế giới kỹ thuật số: vừa là một phương thế rất hữu hiệu cho việc truyền thông và thiết lập các mối tương quan, nhưng cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tác hại cho bản thân người trẻ.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và trào lưu hưởng thụ đã làm cho nhiều người trẻ lạc hướng và rơi vào lối sống buông thả, sống ảo, sống vội, sống dửng dưng vô cảm và vô trách nhiệm.

Một số khác lại lún sâu vào những cám dỗ của thời đại như nghiện ngập, buôn bán ma túy, hôn nhân thử, đồng tính, phá thai.

Bạo lực ngày càng gia tăng với mức độ nguy hiểm nghiêm trọng.

1.2. Phân định thánh ý Chúa dưới ánh sáng của sứ điệp Tin Mừng

a) Người trẻ băn khoăn: ý nghĩa và hướng đi cho đời sống.

Tuổi trẻ là ân sủng và quà tặng mà các bạn cần đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn chứ không lãng phí, hãy phát huy các khả năng Chúa ban để trở nên một người trưởng thành toàn diện.

Tuổi trẻ còn là một phúc lành cho Giáo Hội và thế giới” Người trẻ không chỉ là đối tượng phục vụ của Giáo hội, mà còn là chủ thể phản ảnh giữa lòng nhân thế;

Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của thế giới, họ đã và đang góp phần làm phong phú thế giới (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 64).

b) Người trẻ làm phong phú Giáo hội và thế giới bằng nhiều cách

Trước hết bằng việc nên thánh: “Hương thơm thánh thiện tỏa ra từ đời sống lành thánh của biết bao người trẻ có thể băng bó các vết thương của Giáo hội và của thế giới, Qua việc sống đức ái trong gia đình và trong xã hội. Tham gia tích cực vào các hoạt động giáo xứ. Dấn thân vào các hoạt động bác ái xã hội. môi trường ngày càng phổ biến mà thành phần đông đảo là người trẻ.

Tất cả làm nên sức sống trẻ trung của Giáo hội, đồng thời là sự dấn thân cụ thể để Phúc âm hóa xã hội và thế giới, mở rộng triều đại của Thiên Chúa (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 168).

    1. - Giúp người trẻ hành động để sống tuổi trẻ cách phong phú

Mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, giáo xứ hãy cùng đồng hành với giới trẻ và đổi mới mục vụ giới trẻ.

Những người làm mục vụ giới trẻ, đặc biệt các linh mục, Tu sĩ cần đổi mới cách nhìn và cách tiếp cận người trẻ. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: “Người trẻ cảm thấy có một khoảng cách vời vợi giữa những gì họ được học và thế giới họ đang sống. Những gì họ được dạy về các giá trị tôn giáo và luân lý không hề chuẩn bị cho họ khả năng chống đỡ trước một thế giới chế nhạo các giá trị ấy, họ cũng không học được cách cầu nguyện và thực hành đức tin khả dĩ đứng vững giữa nhịp sống vội vã của xã hội” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 221). Vì thế, thay vì áp đặt lên người trẻ một chương trình có sẵn, cần phải đồng hành và lắng nghe các bạn trẻ, giúp họ khám phá những khả năng và các đặc sủng Chúa đã ban, và tạo điều kiện thích hợp để người trẻ phát huy những khả năng đó.

Mục vụ giới trẻ phải mang tính “hiệp hành”, nghĩa là có khả năng liên kết mọi thành phần dân Chúa trong một “hành trình chung” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 206). Nếu biết quan tâm đúng mức và hướng dẫn đúng cách, Giáo hội sẽ có những người trẻ vui tươi, can đảm, nhiệt tâm dấn thân cống hiến cho công cuộc Phúc âm hóa.

1.4 – Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người trẻ

a) Tạo điều kiện cơ sở vật chất và không gian phù hợp cho hoạt động giới trẻ như: Văn phòng mục vụ, phòng sinh hoạt, Sân chơi thể thao, ca nhạc,…

b) Tình trạng người trẻ rời làng quê đi học và làm việc ở các đô thị lớn: Cần có sự phối hợp giữa Cha xứ nơi đi và Cha xứ nơi đến, bằng cách: cấp chứng chỉ của nơi đi và hướng dẫn cho người trẻ gia nhập cộng đoàn địa phương nơi đến. Các Giáo phận có những người trẻ đến học tập và làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các công ty, xí nghiệp, cần bổ nhiệm các linh mục đặc trách đồng hành để giúp các bạn trẻ có khả năng hội nhập, sống và làm chứng cho Tin Mừng trong môi trường mới.

d) Ứng dụng mạng xã hội vào công tác mục vụ giới trẻ. Nếu sử dụng tốt, mạng xã hội là phương tiện rất hữu ích để củng cố đức tin và kinh nghiệm thiêng liêng, cung cấp thông tin về mục vụ xã hội, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để sống hiệp thông và loan báo Tin Mừng.

1.5 - Đồng hành với giới trẻ về mọi phương diện như:

a) Thể lý: giúp người trẻ rèn luyện thân thể khỏe mạnh, giữ kỷ luật đối với chính bản thân, phòng ngừa các đam mê nguy hại như rượu, bia, ma túy, cờ bạc, nghiện game.

b) Tâm lý: giúp người trẻ tập luyện các đức tính nhân bản, đặc biệt tính trung thực, ý thức công bằng, lương tâm ngay thẳng, tinh thần trách nhiệm; tạo điều kiện để người trẻ có nhiều cơ hội sinh hoạt cộng đồng, nhờ đó hướng mở tới tha nhân, tập sống chung và làm việc chung với tinh thần liên đới, quảng đại, vị tha; mở các lớp kỹ năng sống về nhận diện giá trị bản thân, trưởng thành tâm lý và tính dục, phát triển tương quan hài hòa với mọi người.

c) Tâm linh: giúp các bạn trẻ gặp gỡ và củng cố tình bạn với Chúa Kitô, nhờ cầu nguyện với Lời Chúa, tôn thờ Thánh Thể, tham dự phụng vụ cách tích cực. Các mục tử và giáo lý viên cần canh tân việc dạy giáo lý cho giới trẻ: bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận theo chuyên đề, nhất là những vấn đề thiết thân với giới trẻ.

d) Văn hóa: không thể tách rời việc đào tạo tâm linh ra khỏi đào tạo về văn hóa. Đào tạo văn hóa đích thực là phát triển sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản, chứ không chỉ tìm lợi ích vật chất và hiệu quả cụ thể tức thời (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 223).

e) Phân định ơn gọi: Cần đồng hành và hướng dẫn người trẻ trong việc phân định tiếng gọi của Thiên Chúa, kêu mời họ bước vào đời sống tu trì hoặc đời sống hôn nhân, để họ có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa với tất cả tự do, ý thức đức tin và quảng đại dấn thân.

Điều 19: Người trẻ tích cực và chủ động dấn thân

2.1 – Tích cực tham gia vào các lớp Giáo lý cũng như các khóa bồi dưỡng

Cụ thể:

Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Đề tài: Giáo dục Nhân bản - Tư cách - Nhân cách.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình.

Đề tài: Dự bi Hôn nhân - Giáo dục dự phòng.

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

Đề tài: Biện phân cuộc sống - Cuộc sống cống hiến tu trì.

Tài liệu học tập:

  • Giáo lý cho người trẻ (Docat)
  • Giáo huấn xã hội cho người trẻ
  • Tông huấn “Chúa Kitô đang sống”

Ngoài ra, Giáo phận còn mời gọi các bạn trẻ cùng học hỏi 25 bài giáo lý và 3 đề tài lớn về đức tin, luân lý và văn hóa.

Giáo lý Công giáo (tổng hợp hai tài liệu sau đây)

a. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo phần Tuyên Xưng Đức Tin (Tín lý). Theo giáo trình “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo soạn cho Giáo dân Việt Nam năm 1996” của HĐGMVN, gồm 25 bài.

b. Sách giáo lý soạn cho người trẻ “YOUCAT”.

Ba đề tài của Giáo Phận

a. Đức tin và đạo đức tôn giáo của các bạn trẻ Công giáo

b. Đức tin và luân lý của các bạn trẻ trước các tệ đoan xã hội

c. Đức tin và văn hóa, học hành của bạn trẻ Công giáo

Nhờ đó, người trẻ trở thành người:

  • Trưởng thành nhân bản - con người xã hôi - người công dân
  • Trưởng thành nhân cách người Ki-tô hữu - con cái Chúa
  • Người Ki-tô hữu trưởng thành các nhân đức Tin + Cậy + Mến
  • Người Ki-tô hữu cống hiến cho lợi ích tha nhân
  • Ơn gọi tu sĩ

2.2 – Dấn thân vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Ý thức mình chính là chủ nhân của Xã hội cũng như Giáo Hội, vì thế, người trẻ cần chủ động tham gia vào các vai trò trong Giáo Hội khi được mời gọi.

Sẵn sàng đóng góp khả năng, tài lực, sức lực trong sự phát triển chung của xã hội cũng như Giáo Hội.

Không ngừng học hỏi, đào sâu chân lý đức tin, góp phần truyền rao Tin Mừng nơi môi trường sống của mình.

Chúa Giê-su và các Thánh Tông đồ cùng rất nhiều những vị thánh khác trong lịch sử Giáo Hội cũng là những người trẻ như các bạn. Các ngài đã dấn thân và làm thay đổi bộ mặt thế giới này. Và giờ đây, hơn bao giờ hết, Chúa và Giáo Hội đang rất cần sự dấn thân, cần con tim, cần khối óc và đôi bàn tay của các bạn. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa, hãy lên đường, hãy làm cho Tin Mừng yêu thương của Chúa được tỏa lan nhờ chính đời sống của các bạn.

Thái Bình, tháng 8 năm 2020

Ban Mục vụ Giới trẻ

LIÊN KẾT GIỚI TRẺ