Những người trẻ và nền kinh tế

  • 26/08/2021
  • Các mô hình kinh tế hướng dẫn sự phát triển và thương mại của chúng ta đang dần trở nên không còn khả thi. Chúng ta biết được điều này khi nhìn thấy cuộc khủng hoảng tài chính cứ lặp đi lặp lại và khi nhìn vào môi trường cũng như sự gia tăng bất bình đẳng trên toàn thế giới. Thử nhìn vào con số, năm 2016, 8 người giàu nhất trên thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3.5 tỷ người, chiếm 1/2 dân số nghèo nhất trên thế giới. Năm trước đó con số này là là 16 tỷ người

    Những người trẻ không chấp nhận điều này, họ muốn được lắng nghe. Với sự nhiệt tình, và nhờ vào khả năng kết nối, họ đã hình thành một mạng lưới toàn cầu và bắt đầu phê phán những mô hình kinh tế  và những cách thức mà nền kinh tế được giảng dạy. Có thể đưa ra một ví dụ, vào tháng 01/2015 một nhóm sinh viên kinh tế  đã đưa ra trước mặt tiền của khách sạn Sheraton – Boston nơi tiếp đón các đại biểu đến tham dự đại hội hàng năm của Hiệp Hội Kinh Tế Mỹ với một băng rôn châm biếm: “Phải chăng tăng trưởng kinh tế sẽ giết chết hành tinh này?

    Ngay cả trong việc chống lại những bóc lột lao động, trước tiên là những cuộc nổi loạn và bắt đầu các cuộc đình công: chúng tôi nghĩ tới những công nhân của Amazon, của Ryanair, trong thời gian gần đây họ đã đứng lên để chống lại một công việc được coi là không xứng đáng. Ngày nay, tính bền vững đang trở thành từ khóa của nền kinh tế và của một cuộc sống mà giới trẻ mong muốn

    Kinh tế và sự giới hạn

    Thật không may, các học thuyết kinh tế đã luôn phải đối diện với sự phát triển bền vững và điều này có nhiều lý do khác nhau. Lý do đầu tiên là thiếu những danh mục giới hạn. Ví dụ như khi các đường cong trung lập được xây dựng trong nền kinh tế vi mô cho phép lựa chọn giữa các hàng hóa khác nhau. Một trong những nguyên tắc căn bản, được xem như tiên đề hay còn gọi là nguyên tắc không thỏa mãn. Nguyên tắc này mô tả, giữa những thứ khác nhau có cùng giá trị, người tiêu dùng sẽ luôn chọn lựa để có một giỏ hàng hóa với số lượng nhiều hơn. Có nhiều thì luôn tốt hơn, đó là điều mà các học thuyết kinh tế đã đưa ra. Hiển nhiên là đôi giầy thứ một trăm sẽ thêm vào nhiều tiện ích hơn là đôi thứ hai, và đây là nguyên tắc tiện ích bổ sung phát triển với một tốc độ giảm dần và  một đôi nữa thì luôn tốt hơn. Nói cách khác, tiện ích bổ sung phát sinh từ sự tiêu thụ tài sản, không bao giờ mang tính tiêu cực. Nguyên tắc không thỏa mãn luôn đi kèm với một tiến trình tối đa hóa tiện ích: mục đích của người tiêu dùng là muốn tối đa hóa tiện ích còn mục đích của nhà sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Logic này làm cho chúng ta hiểu được những khó khăn khi nói về những giới hạn trong các thuật ngữ kinh tế, trừ khi giới hạn này không trở thành một phần của những ràng buộc, nhưng có một hạn chế là không bao giờ có thể trở thành mục tiêu mà chúng ta có thể đạt tới

    Lý do thứ hai là chúng ta chứng kiến sự biến mất của yếu tố đất đai trong các yếu tố sản xuất. Trong những mô hình kinh tế đầu tiên, các yếu tố sản xuất gồm có: đất đai, nguồn vốn và sức lao động. Theo thời gian chỉ còn sức lao động và nguồn vốn còn đất đai thì đã biến mất.

    Có một đóng góp thú vị cho hội nghị liên quan đến mối quan hệ giữa kinh tế và sự giới hạn đến từ Ấn Độ và Gandhi. Đóng góp này được hình thành do những phản hồi trên  một số nguyên tắc kinh tế. Quy tắc chung của ông là: Ít thì tốt hơn nhiều. Bởi vì, đôi khi có ít lại là thông minh hơn và làm rỗng thì tốt hơn là lấp đầy, sử dụng điều thiết yếu mà không để dư thừa. Tại sao tôi lại phải có 5  nếu tôi chỉ cần  4? Theo chủ nghĩa nhân văn của Gandhi, đó là không phải dấu hiệu của sự dồi dào, nhưng là sự lãng phí và vì thế nó là vô lý. Quy luật kinh tế đầu tiên của ông chắc chắn lôi cuốn chúng ta. Tuy nhiên, nó hoàn toàn đi ngược lại với quy luật được đặt nền trên chủ nghĩa tư bản phương Tây và các học thuyết kinh tế của nó.

    Nền kinh tế và sự đổi mới

    Ngày nay những phê bình chỉ trích của các mô hình phát triển hiện thời đang dần trở thành những đề xuất đổi mới và những tầm nhìn mới trên hệ thống kinh tế. Giống như Kate Raworth, trong cuốn sách “Vòng xoay kinh tế” (The Donut Economics), mô tả những mục tiêu dài hạn của nhân loại với hình ảnh của một vòng xoay trong đó có hai vòng tròn đồng tâm. Bên trong vòng tròn phía trong (lỗ hổng) là những thiếu thốn của nhân loại (nạn mù chữ, đói kém, v.v.); Ngoài vòng tròn, đại diện cho một mái nhà sinh thái có: suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, v.v.

    Phần giữa hai vòng tròn: là một không gian trong đó chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu của mọi người với những giới hạn của hành tinh. Sau đó, tác giả mô tả những mục tiêu kinh tế mà chúng ta cần thiết phải đặt mình vào trong những giới hạn của vòng xoay này.

    Trong một đoạn, tác giả đã dừng lại trên nguyên tắc của việc không thỏa mãn và sự tăng trưởng: “Có một không gian so sánh như ‘tốt là đứng đầu’ và ‘tốt là ở những gì ở bên ngoài’ được đâm rễ sâu trong văn hóa phương Tây, như là khuôn mẫu cho cách suy nghĩ và nói năng của chúng ta” (t.61). Và tác giả kết luận rằng cần có sự thay đổi sâu xa trong cách so sánh của chúng ta: từ ‘tốt có nghĩa là hàng đầu’ để hướng tới tới ‘tốt nghĩa là quân bình’.

    Sự thúc đẩy hướng đến một nền kinh tế hòa giải đối với hành tinh, với con người, với các mối tương quan, phải đối diện với cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư: Một tiến trình nhanh chóng và vô tâm hướng tới kỹ thuật số và robot hóa công việc. Trong một nghiên cứu của OECD, người ta tuyên bố rằng trong mười năm tới sẽ có 9% công việc hiện tại sẽ không còn, bởi vì chúng sẽ được thay thế bằng robot, và 35% sẽ trải qua một sự biến đổi.

    Tự động hóa robot

    Các vấn nạn được đặt ra bởi quá trình robot hóa và sự phát triển của ‘Trí tuệ nhân tạo’ chất vấn chúng ta về thành phần và chất lượng làm việc của con người so với những máy móc: lịch sử đã chứng thực rằng không phải năng lượng hay tốc độ và giờ đây là khả năng nhận thức và thích ứng với tình huống là những đặc điểm riêng của con người. Các robot đã có thể thực hiện những chẩn đoán tâm lý và viết những bài thơ, nó hiện diện không cần người điều khiển kiểu những chiếc xe không người lái. Những biến đổi này mở ra nhiều nhãn quan rất thú vị: nhiều công việc nhàm chán và lập đi lặp lại có thể được thực hiện bằng máy móc, việc sản xuất sẽ không còn mang tính hàng loạt nhưng với sự phát triển của máy in ba chiều, gần như sẽ được cá nhân hóa. Cuộc cách mạng thì mang tính thời đại: Cần phải học cách tương tác với các loại máy móc và khái niệm về chính công việc sẽ thay đổi, giống như nó đã thay đổi trong suốt lịch sử. Một thế kỷ trước, 60% công nhân ở Hoa Kỳ làm việc tại các nhà máy hoặc ở nông trại, trong khi ngày nay số phần trăm này giảm xuống còn 20%, và kể từ đó thị trường Mỹ đã tạo ra hơn 100 triệu việc làm. Vì vậy, trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy tính chuyên nghiệp mới và sẽ gia tăng nhu cầu của công việc với nội dung sáng tạo cao. Một khía cạnh tích cực khác của việc robot hóa là những robot và các quy trình tự động có liên quan sẽ thay thế các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và lỗi thời, và điều này nó sẽ mang lại lợi ích cho môi trường và cho tính bền vững.

    Trong bối cảnh mà tầm quan trọng của kỹ năng mềm (soft skills) và kỹ năng ngang (Transversal skills) ngày càng được chú ý và chuẩn bị nhiều hơn để thành công trong đời sống và trong công việc. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những khó khăn lớn nhất mà những người trẻ gặp phải khi bước vào thế giới của công việc, không liên quan đến sự thiếu hụt về tri thức hoặc kỹ thuật, nhưng là ở trong một bối cảnh công việc phù hợp, biết phân tích và giải quyết vấn đề, biết cách giao tiếp với sự quyết đoán, biết  quản lý cảm xúc. Đó là những vấn đề liên quan đến kỹ năng mềm.

    Các kỹ năng ngang không phải là những khả năng tự nhiên, nhưng giống nhưng tất cả các năng lực khác, chúng cần được học tập và thăng tiến theo thời gian khi mà những biến chuyển của công việc thúc ép chúng ta phải năng động, chấp nhận những thách đố của hoàn cảnh, để thực hiện các quy luật của chúng, tự giải thoát khỏi những ràng buộc của nhóm để thăng tiến bản thân trong việc khám phá ra những tiềm năng mới.

    Giáo dục ngoài trường lớp cũng như những cơ hội giáo dục không chính thức là nền tảng cho sự phát triển các kỹ năng mềm, điều mà ngày nay được nhìn nhận có tầm quan trọng đối với sự triển nở của con người, để tăng cường những tài năng và để hiện thực hóa nó trong môi trường làm việc. Vào thời điểm mà nhiều người đang bị chất vấn làm thế nào để giúp những người trẻ phát triển những kỹ năng ngang. Có một điều quan trọng cần lưu ý là trong đoàn sủng của chúng ta có một truyền thống rất mạnh về các hoạt động có thể đóng góp để gia tăng các kỹ năng mềm: chúng đi từ Khánh lễ viện tới các hoạt động như sinh động, phục vụ, tăng trưởng nhóm, v.v. Tất nhiên, đã trải nghiệm không có nghĩa là đạt được các kỹ năng. Chúng ta cần có người giúp các bạn trẻ đọc lại những kinh nghiệm, hiểu những gì đã giúp họ lớn lên, những kỹ năng và năng lực có thể phát triển được khởi đi từ đó.

    Di sản này cần được sử dụng tốt, được nhìn nhận và đánh giá, và tôi cũng phải thừa nhận rằng, chúng là một phần không thể thiếu của việc đào tạo, sẽ tạo nên sự khác biệt, giúp phát huy và làm phát triển con người một cách chắc chắn trong xã hội ngày càng lỏng lẻo này.

    Alessandra Smerilli, FMA (DMA 01/2018)

    Sr. Teresa Tuyết FMA chuyển ng

    Bài viết liên quan

    LIÊN KẾT GIỚI TRẺ